Ở CHUNG CƯ CƯỜI RA NƯỚC MẮT - Công ty bảo vệ Đông Đô

Ở CHUNG CƯ CƯỜI RA NƯỚC MẮT

22-01-2015

 Ở CHUNG CƯ CƯỜI RA NƯỚC MẮT


Nhiều cư dân chưa thích nghi với cách tổ chức đời sống     chung cư sống ích kỷ, không quan tâm đến lợi ích chung, thiếu ý thức… khiến bộ mặt      chung cư trở nên xấu xí.


Sống ở   chung cư là xu thế tất yếu trong một đô thị hiện đại. Đô thị càng phát triển, các khu     chung cư lớn càng được xây dựng. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng nhanh và tiêu chuẩn xây dựng cao lại chưa tỉ lệ thuận với việc quản lý và ý thức của cư dân sống ở    Chung cư.
Ức chế bởi hàng xóm
Bà Trần Thị Mai, ngụ ở   chung cư số 1 Tôn Thất Thuyết (quận 4, TP HCM) trong một căn hộ thoáng mát, thang máy an toàn, an ninh tạm ổn. Điều kiện sống không có gì phàn nàn nhưng bà Mai lại luôn “nhức đầu” vì thói quen sinh hoạt tùy tiện của một số cư dân nơi đây.
Chung cư không cho hút thuốc lá hoặc mang chó, mèo vào thang máy nhưng không ít lần thang máy vừa mở, tôi đã thấy có người phì phèo thuốc lá hoặc dắt theo vài chú chó. Khổ nhất là khi bước vào thang máy bị ám mùi khói thuốc, mùi chất thải của chó, dù đã được lau dọn nhưng trong không gian kín mít, chỉ có cách nín thở chịu trận” - bà Mai ngao ngán.
Nhắc đến những chuyện khó chịu khi ở    chung cư, như được khơi nguồn, bà Mai kể tiếp hàng loạt chuyện “cười ra nước mắt”.
Ban quản lý (BQL) dán thông báo không được phơi quần áo, mùng mền hoặc để vật dụng sinh hoạt dọc hành lang gây cản trở lối đi chung và ảnh hưởng đến an toàn PCCC. Thế nhưng, cùng dãy căn hộ của bà, có gia đình ngang nhiên phơi quần áo, tấm trải giường trước hành lang hết ngày này qua ngày khác. Hàng xóm nhắc nhở, ban đầu họ còn phân trần do nhà chật; những lần sau mặc ai gọi, cửa vẫn đóng im ỉm. BQL cũng… đành bó tay.
Cũng khổ vì hàng xóm, bà Nguyễn Ánh Thúy - ngụ ở một chung cư tại huyện Nhà Bè, TP HCM - thở dài: “Dưới căn hộ tôi có một gia đình rất khó tính. Xê dịch bàn ghế chút xíu là dưới đó chạy lên la lối.
Có nhiều hôm tôi chặt thịt gà, dù biết ý, làm rất nhẹ nhàng nhưng cũng bị bảo vệ gọi cửa hỏi thăm “vì căn hộ bên dưới báo ở trên này làm gì mà ồn quá”. Thiệt tình, ở nhà mình mà làm gì cũng phải rón rén. Có lúc ức chế, chỉ muốn dọn đi nơi khác”.
Chưa hết, chị Thúy còn khổ sở bởi tiếng trẻ con khóc bất kể ngày đêm từ căn hộ kế bên. Theo chị Thúy, cả ngày đi làm đã rất mệt nhưng về nhà lại bị tra tấn bởi tiếng khóc thét của 2 đứa trẻ hàng xóm khiến nhiều lúc chị không thể nghỉ ngơi.
Ô nhiễm tiếng ồn và rác thải
Sáng nào cũng vậy, cứ tầm 4 giờ, người dân    chung cư Mười Mẫu (phường Bình Trưng Đông, quận 2, TP HCM) lại bị đánh thức bởi tiếng gọi lanh lảnh của chị bán thức ăn sáng. Tiếp đó là tiếng xe cút kít, tiếng chó sủa inh ỏi phá tan bầu không khí tĩnh lặng. Nói bao nhiêu lần cũng vậy, chẳng thay đổi được gì.
Vấn đề vệ sinh ở đây cũng đau đầu không kém. Vốn quen lối sống tùy tiện, dù tại mỗi lô chung cư đều có thùng rác đặt dưới đất, nhiều người vẫn vô tư thả rác từ lầu 4, 5 xuống đất làm rác vương vãi khắp nơi.
Cầu thang bộ cũng không thoát khỏi cảnh nhếch nhác, bốc mùi hôi vì rác, nước thải… Những hộ sống gần cầu thang cố gắng quét dọn, lau chùi thì cũng chỉ được 1 ngày, hôm sau lại đầy rác, nước thải.
“Sợ nhất là mỗi khi   chung cư có đám tang, thôi nôi, đám cưới… Tiếng hát, tiếng nhạc chát chúa từ chiều đến khuya khiến không ai nghỉ ngơi được. Có lúc chịu hết xiết, vợ chồng tôi đành ôm con nhỏ ra thuê khách sạn để ngủ.
Còn chuyện xả rác, nuôi chó của một số hộ dân, tôi đã góp ý rất nhiều lần nhưng vẫn không cải thiện nên thấy dơ thì dọn chứ biết làm sao” - chị Nhung, một cư dân nơi đây, kể.
Góp thêm câu chuyện sống ở chung cư, một đồng nghiệp của chúng tôi cho biết: “Chung cư 595 Cách Mạng Tháng Tám (phường 15, quận 10, TP HCM) còn có cả tình trạng người bên ngoài vào tiểu tiện ngay hành lang, cầu thang. Mở cửa ra là nồng nặc mùi hôi, nhiều lúc tôi phải dùng nhiều xô nước dội rửa mới... thở được!”.
Nỗi khổ sửa nhà

Sau khi mua căn hộ ở   chung cư Bưu Điện (phường 14, quận 10, TP HCM), ông P.H.K làm đơn xin sửa nhà. Thế nhưng, thời gian sửa nhà thay vì 10 ngày lại phải kéo dài hơn 2 tháng do chủ căn hộ tầng dưới cứ kiện thưa, lúc cho rằng ông K. làm ảnh hưởng kết cấu chung cư, lúc lại nói việc sửa nhà gây ồn ào... Ông K. xin hỗ trợ 3 triệu đồng để gia đình hàng xóm ra ngoài ở 2 ngày cho ông hoàn thiện căn nhà nhưng họ không đồng ý.
“Mỗi lần hộ dân đó gọi điện thoại phản ánh, UBND phường lại cử cán bộ xuống kiểm tra, công trình phải tạm ngưng. Cả tổ dân phố phải vận động, thuyết phục mãi người hàng xóm, ông K. mới có thể hoàn thiện được công trình” - một cán bộ phường 14, quận 10 kể.

 


content-content/detail